KHOA THI

 Phòng Khảo thí và Kiểm định chất lượng
a) Công tác Khảo thí, đảm bảo chất lượng:
– Tham mưu giúp Hiệu trưởng xây dựng hệ thống tài liệu về đảm bảo chất lượng.
– Chịu trách nhiệm chính trong việc phối hợp với các Phòng, Khoa, Tổ chuyên môn tổ chức các kỳ thi theo đúng quy chế và quy định của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo: Kiểm tra từ khâu ra đề, nhận đề thi, tổ chức coi thi, chấm thi và lưu trữ, phân tích xử lý các kết quả thi;
– Phối hợp với các Phòng Đào tạo, Khoa chuyên môn xây dựng hệ thống ngân hàng đề thi cho từng mô đun, môn học. Xây dựng quy trình kiểm tra, thi kết thúc môn học, thi cuối khoá;
– Chủ trì tổ chức đề xuất giải pháp thực hiện đổi mới phương pháp dạy – học, tiếp cận các phương thức đào tạo tiên tiến nhằm nâng cao chất lượng đào tạo của Nhà trường.
– Tổ chức đánh giá chất lượng đào tạo qua kết quả thi và kết quả tốt nghiệp của học sinh, sinh viên: Phối hợp tham gia và giám sát các hoạt động thi, đánh giá kết quả học tập của HSSV; đánh giá chất lượng đào tạo; kiểm tra, thẩm định tính chính xác của việc chấm thi thường xuyên, đột xuất hoặc khi có phản ánh;
– Đề xuất cải tiến phương thức, phương pháp đánh giá kết quả học tập HSSV phù hợp với trình độ đào tạo;
– Đánh giá khả năng tìm kiếm việc làm của học sinh, sinh viên các chuyên ngành được đào tạo sau khi tốt nghiệp đối với nhu cầu của xã hội.
– Phối hợp với Phòng Đào tạo tổ chức kiểm tra, thanh tra công tác đào tạo. Đề xuất biện pháp, giải pháp và xây dựng kế hoạch, chương trình, quy trình thanh tra, kiểm tra, đánh giá, điều tra, giám sát nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, công tác quản lý, điều hành của các khoa, phòng, đơn vị trực thuộc trong trường.
– Tiếp nhận các loại đơn từ, hồ sơ, công văn… liên quan đến công tác Khảo thí và đảm bảo chất lượng, báo cáo và tham mưu cho Hiệu trưởng về biện pháp xử lý.

b) Công tác kiểm định
– Căn cứ vào các quy định của Bộ Lao động – Thương binh & Xã hội về công tác kiểm tra đánh giá tham mưu giúp Hiệu trưởng tổ chức việc triển khai các họat động đánh giá và tự kiểm định chất lượng theo định kỳ và hàng năm: Kiểm định trường; kiểm định trường chất lượng cao và trung tâm đào tạo xuất sắc.
– Xây dựng và Tổ chức tự kiểm định đánh giá chất lượng đào tạo theo quy định của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cho tất cả các đơn vị trong toàn trường.
– Tập hợp, lưu trữ các minh chứng phục vụ cho công tác kiểm định;

c) Công tác Hợp tác doanh nghiệp
– Phối hợp với phòng Đào tạo tìm kiếm và hợp tác với các doanh nghiệp để tìm kiếm nơi thực tập cho giáo viên và học sinh sinh viên. Ký kết hợp tác đào tạo và các hoạt động khác liên quan đến doanh nghiệp. Thực hiện việc tư vấn, tìm kiếm và giới thiệu việc làm cho học sinh-sinh viên đang học và đã tốt nghiệp ra trường; tổ chức các dịch vụ hỗ trợ.
– Lập kế hoạch gắn kết hoạt động giữa Nhà trường với các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh về công tác đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu xã hội.
– Phối hợp với phòng Đào tạo thực hiện công tác điều tra, khảo sát, đánh giá chất lượng đào tạo, việc làm và nhu cầu xã hội, đề xuất chương trình đào tạo cụ thể với từng nghề đào tạo theo yêu cầu của doanh nghiệp.Tổ chức, quản lý và liên kết với các doanh nghiệp để thực hiện đào tạo theo yêu cầu doanh nghiệp và hoạt động nghiên cứu ứng dụng theo đặt hàng của doanh nghiệp.
d) Thực hiện nghiên cứu và ứng dụng hợp lý tiến bộ khoa học công nghệ

vào công tác thi, kiểm tra và kiểm định chất lượng của Nhà trường. Tham gia các hoạt động hợp tác trong nước và quốc tế trong lĩnh vực khảo thí và kiểm định chất lượng;
e) Thực hiện công tác khảo sát, thống kê tổng hợp và báo cáo đột xuất

báo cáo định kỳ về công tác kiểm định chất lượng đào tạo, công tác thi, kiểm tra và kết quả các kỳ thi, kiểm tra của học sinh sinh viên;
f) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Hiệu trưởng.

NHÂN SỰ PHÒNG GỒM:

1. ThS. Đặng Thành Hảo – Trưởng Phòng.

2. CN. Nguyễn Phạm Yến Nhi – Chuyên viên.

3. CN. Đinh Thị Hồng Phấn – Chuyên viên.